Giỏ hàng của bạn
Trẻ Bị Nhiệt Miệng Có Gây Sốt Không?

Trẻ Bị Nhiệt Miệng Có Gây Sốt Không?

29/11/2021 bình luận

Trẻ bị nhiệt miệng có gây sốt không? Nhiệt miệng là tình trạng đơn giản, có thể tự khỏi sau một tuần nhưng cũng có thể kéo dài dai dẳng nếu người bệnh không chú ý chăm sóc sức khỏe. Đối với người lớn, nhiệt miệng chỉ gây sốt khi bệnh chuyển thành viêm cấp. Đối với trẻ nhỏ, nhiệt miệng có thể gây sốt khi khởi phát và hành hạ bé.

1. Trẻ bị nhiệt miệng có gây sốt không?

Trẻ bị nhiệt miệng là tình trạng khá phổ biến bởi hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu và dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Đây là hiện tượng viêm loét niêm mạc miệng gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Lúc này, trong miệng trẻ xuất hiện một vài đốm trắng hình tròn hoặc bầu dục, vài ngày sau các đốm này vỡ bọc nước, gây viêm loét.

tre-bi-nhiet-mieng-co-gay-sot-khong

Những vết loét thường xuất hiện ở mọi vị trí trong miệng, lưỡi hoặc trên nướu răng và khi ăn cay hoặc mặn thì bé sẽ bị đau vết loét, thậm chí nhiều trẻ không thể ăn uống được gì, quấy khóc. Thậm chí, nếu vết viêm loét nặng thì bé có thể bị sốt, đi kèm nổi hạch cổ, nướu răng bị sưng và chảy máu.  

Như vậy, các bậc phụ huynh hay thắc mắc: trẻ bị nhiệt miệng có gây sốt không? Câu trả lời là có.

Trẻ em bị nhiệt miệng thường tự khỏi sau 7 đến 10 ngày nhưng tỷ lệ bệnh tái phát rất cao. Một số trường hợp bệnh dai dẳng, uống bao nhiêu thuốc cũng không hết. Thông thường, bệnh nhiệt miệng không gây sốt cũng không nổi hạch. Trừ khi bệnh bắt đầu chuyển thành viêm cấp, người mắc mới có triệu chứng sốt. Ngược lại, khi nhiệt cơ thể tăng lên do sốt sẽ thúc đẩy khả năng bị nhiệt miệng. Trong khi đó, trẻ em thường có hệ miễn dịch yếu nên khi bị nhiệt miệng bởi vi khuẩn tấn công sẽ rất dễ gây sốt nóng, làm cơ thể bé mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc thường xuyên. Lúc này, bố mẹ cần đặc biệt dành tình yêu, sự kiên nhẫn cho trẻ.

Xem thêm: nhiệt miệng nên ăn quả gì

tre-bi-nhiet-mieng-co-gay-sot-khong

2. Gợi ý cách chữa nhiệt miệng cho trẻ tại nhà

  • Chữa nhiệt miệng cho trẻ bằng mật ong

Mật ong có thể gây ức chế và tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, nấm có hại giúp vết loét nhanh lành. Khi trẻ bị nhiệt miệng, các mẹ có thể cho bé ngậm mật ong hoặc dùng tăm bông bôi mật ong nguyên chất vào vết loét khoảng 1 – 2 lần/ngày để giúp bé nhanh khỏi.

Xem thêm: nhiệt miệng có nên dùng mật ong

tre-bi-nhiet-mieng-co-gay-sot-khong

  • Cho trẻ súc miệng bằng nước củ cải

Nước củ cải có tác dụng giải nhiệt, làm lành các vết loét rất hiệu quả. Trong củ cải cũng chứa nhiều vitamin A, C giúp bổ sung các chất tăng sức đề kháng và nhanh khỏi bệnh. Các mẹ có thể cho bé súc miệng bằng nước cốt củ cải pha loãng khoảng 3 lần/ngày. Cách này giúp các nốt nhiệt miệng sẽ bớt đau và biến mất nhanh chóng chỉ sau vài ngày.

  • Dùng sắn dây chữa nhiệt miệng

Uống bột sắn dây là cách chữa nhiệt miệng được khá nhiều người biết đến. Các Mẹ có thể pha nước bột sắn dây cho bé uống để giảm cảm giác đau, rát trong miệng và nhanh làm lành vết loét. Bởi trong sắn dây có chứa tính hàn, thanh nhiệt. Mỗi ngày, hãy cho bé uống từ 1 – 2 cốc sắn dây, bé sẽ khỏi nhiệt miệng sau 2 – 3 ngày sử dụng.

  • Cho bé uống cà chua chữa nhiệt miệng

Cho trẻ uống từ 1 – 2 cốc nước ép cà chua mỗi ngày cũng là cách chữa nhiệt miệng cho trẻ khá hiệu quả. Nước ép cà chua không chỉ giúp giảm nhiệt miệng mà còn cung cấp các vitamin tăng sức đề kháng giúp bé khỏe mạnh mỗi ngày.

Xem thêm: nhiệt miệng 1 tuần không khỏi

tre-bi-nhiet-mieng-co-gay-sot-khong

  • Cho trẻ súc miệng bằng nước muối mỗi ngày

Pha loãng nước muối, cho bé súc miệng ít nhất 4 lần/ngày cho đến khi các vết loét lành hẳn.

  • Cho bé uống bột sủi Themaz Cola chữa nhiệt miệng

Bột sủi thanh nhiệt THEMAZ-Cola được điều chế từ 100% thành phần thảo dược thiên nhiên bổ dưỡng, lành tính giúp thanh nhiệt thiệt nhanh, vừa làm mát vừa giải độc gan hiệu quả. Sản phẩm chứa các thành phần – công dụng sau:

+ Kế sữa (silymarin): giải độc gan, bảo vệ, sửa chữa và tái tạo tế bào gan.

+ Kim ngân hoa: thanh nhiệt, giải độc, điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa.

+ Ké đầu ngựa: chống dị ứng, chống viêm, chữa mụn nhọt, mẩn ngứa.

+ Kẽm gluconate: giúp nhanh làm lành vết thương lở loét.

+ Rau má

+ Cam thảo

+ Vitamin B1, B2

Cách sử dụng đơn giản: chì cần hòa vào nước rồi uống, ngon hơn khi uống lạnh. Uống sau bữa ăn.

+ Trẻ em từ 2 – 4 tuổi: uống 1 gói/ngày.

+ Trẻ trên 4 tuổi: uống 1 – 2 gói/ngày.

+ Người lớn: uống 3 – 4 gói/ngày.

Sản phẩm dưới sự phân phối của CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÂM DƯỢC hiện nay đã có mặt tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể tham khảo sản phẩm và đặt mua tại địa chỉ:

Website: https://www.tamduocstore.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/tamduocstore/

Thương mại điện tử: Lazada, Sendo, Shopee, Tiki… hoặc mua tại các đại lý nhà thuốc trên toàn quốc.

Trẻ bị nhiệt miệng có gây sốt không? Tùy vào tình trạng, nhưng thường nhiệt miệng sẽ dễ khiến bé sốt và khó chịu cơ thể. Bố mẹ nên tham khảo các cách chữa nhiệt miệng cho trẻ tại nhà như bài viết đã hướng dẫn nhằm sớm làm lành vết loét. Nếu cần tư vấn, hãy liên hệ qua Hotline: 0798 16 16 16 – 0708 18 66 60 – 0828 88 16 16  để được hỗ trợ miễn phí!

 

Bình luận