Giỏ hàng của bạn
Người Bị Nhiệt Miệng Nên Uống Vitamin Gì?

Người Bị Nhiệt Miệng Nên Uống Vitamin Gì?

02/08/2021 bình luận

Nhiệt miệng khiến cơ thể khó chịu, ăn uống không ngon miệng và vô cùng bất tiện. Để khắc phục càng sớm càng tốt triệu chứng này, nhiều người luôn cố gắng tìm các món ăn thức uống giải nhiệt. Vậy, Người bị nhiệt miệng nên uống vitamin gì? Cùng xem câu trả lời dưới đây nhé!

1. Người bị nhiệt miệng nên uống vitamin gì?

Nhiệt miệng là tình trạng xuất hiện một hoặc một vài vết loét nhỏ, nông phát triển bên trong má, môi hoặc ở nướu, lưỡi. Các vết loét này thường kéo dài 7 đến 10 ngày và tự lành, không để lại vết sẹo.

Tuy nhiên, nếu nhiệt miệng xảy ra trong thời gian dài thì nên lưu ý thăm khám và chữa trị gấp nếu không muốn chúng gây hại cho sức khỏe. Bên cạnh việc vô tình cắn trúng lớp da bên trong miệng gây nhiệt miệng hay vô tình đánh răng mạnh khiến tổn thương vùng da gây nhiệt miệng, thì nguyên nhân chính là do thiếu Vitamin, chất sắt dẫn đến tình trạng này.

nhiet-mieng-nen-uong-vitamin-gi

Dưới đây là một số Vitamin bạn cần bổ sung để sớm đánh bay nhiệt miệng.

  • Nhiệt miệng nên bổ sung Vitamin C

Khi cơ thể thiếu hụt vitamin C rất dễ gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể, tay chân dễ bủn rủn, sức đề kháng bị suy yếu. Chính vì điều đó đã tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào trong khoang miệng và hình thành một số bệnh lý về răng miệng, trong đó có bệnh nhiệt miệng.

Vì thế, các đối tượng bị nhiệt miệng nên bổ sung cho cơ thể các thực phẩm giàu vitamin C để cải thiện tình trạng nhiệt miệng, loét miệng và phòng ngừa tình trạng nhiệt miệng tái phát trong tương lai.

Xem thêm: bị nhiệt miệng nên ăn gì

nhiet-mieng-nen-uong-vitamin-gi

Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây như: cam, chanh, đu đủ, ổi, ớt chuông, dây tây, quả kiwi.

Bổ sung các vitamin này mỗi ngày sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, diệt tan vi khuẩn nhiệt miệng. Đây là loại chất buộc cơ thể cần dung nạp với lượng vừa phải mỗi ngày.

  • Vitamin nhóm B giúp cải thiện nhiệt miệng

Thiếu vitamin B cũng là một nhân tố lớn khiến nhiệt miệng hình thành, để tình trạng này sớm thuyên giảm và cơ thể khỏe mạnh trở lại, bạn nên bố sung vitamin B cho cơ thể. Thế nhưng, vitamin B gồm nhiều nhóm, không phải nhóm nào cũng cần thiết để điều trị nhiệt miệng, chỉ một vài loại được điểm danh dưới đây mà bạn cần cung cấp như:

Xem thêm: nhiệt miệng bao lâu thì khỏi

nhiet-mieng-nen-uong-vitamin-gi

+ Vitamin B2: Vitamin B2 còn được gọi với tên khác là riboflavin, một chất rất cần thiết cho sự phát triển cũng như phục hồi các mô của cơ thể, bao gồm da, mô liên kết, màng nhầy, hệ thống miễn dịch và thần kinh.

Vitamin này có trong thịt, cá, hạt mè, hạnh nhân, rau bina, súp lơ xanh, gan động vật, nấm, trứng, sữa, pho mát, sữa chua, yến mạch...  Việc thiếu hụt vitamin B2 dẫn đến hình thành các vết loét ở miệng, nhiệt miệng, chán ăn, ăn không ngon miệng, thường hay chóng mặt.

+ Vitamin B3: cá ngừ, cá cơm, cá hồi..., thịt gà, thịt bò, lạc, quả bơ, gạo lứt, lúa mì, đậu Hà Lan, khoai tây... là những thực phẩm giàu Vitamin B3. Loại vitamin này là thành phần của 2 coenzyme quan trọng tham gia vào quá trình vận chuyển hydro và điện giải các phản ứng oxy hóa khử, đặc biệt là tác động đến quá trình tổng hợp và phân hủy các thành phần hợp chất khác.

Nếu thiếu hụt vitamin B3, cơ thể sẽ có biểu hiện suy nhược, tay chân bủn rủn, cơ thể dễ bị kích thích, gây nên tình trạng lở miệng, nhiệt miệng,…

nhiet-mieng-nen-uong-vitamin-gi

+ Vitamin B7: các thực phẩm chứa nhiều nhất nhóm vitamin này là cà rốt, ngũ cốc, các loại cá trích, cá ngừ, quả óc chó, rau chân vịt, bánh mì, trứng, đậu nành,...

Vitamin B7 (biotin) là một loại vitamin cần thiết cho sự phát triển của tế bào, sản xuất axit béo và sự trao đổi chất của các axit amin. Mức độ bổ sung Vitamin B7 hằng ngày được khuyến nghị dao động từ 5mg cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi và 35 mg đối với phụ nữ đang cho con bú.

+ Vitamin B12: vitamin B12 có trong gan động vật, ngao, ngũ cốc nguyên hạt, các loại cá biển, sữa, các chế phẩm từ sữa, trứng,... cũng rất cần thiết cung cấp để nhiệt miệng được làm mát và phục hồi.

nhiet-mieng-nen-uong-vitamin-gi

Bên cạnh việc bổ sung Vitamin cần thiết cho cơ thể, người bệnh cần áp dụng các chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách, cải thiện chất lượng bữa ăn và sử dụng thực phẩm hỗ trợ, đồng thời tiến hành thăm khám sức khỏe nếu cơ thể phát hiện các biến chứng nhiệt miệng.

Ngoài ra, giới thiệu đến bạn THEMAZ COLA ORIGINAL - thực phẩm chức năng hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc gan, xua tan cơn nhiệt miệng.

Sản phẩm với các thành phẩn thảo dược thiên nhiên như: cao đầu ngựa, kim ngân hoa, kế sữa, cao rễ cỏ tranh, cam thảo, Vitamin B1, Vitamin B2,....đem đến giải pháp tuyệt hảo cho bệnh nhân nhiệt miệng. Bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng bởi độ an toàn và chất lượng sản phẩm cung cấp, được sản xuất tại các nhà máy đạt chuẩn GMP mang đến chất lượng thứ thiệt.

Cách dùng:

Hòa tan trong nước rồi uống, ngon hơn khi uống lạnh. Uống sau khi ăn.

  • Trẻ em từ 2-4 tuổi: uống 1 gói/ngày
  • Trẻ em trên 4 tuổi: uống 1-2 gói/ngày
  • Người lớn: uốn 3-4 gói/ngày.

+ Thích hợp cho các đối tượng:

  • Trẻ em bị rôm sẩy, dị ứng, mề đay
  • Người bị mụn nhọt, mẩn ngứa
  • Suy giảm chức năng gan do uống nhiều bia rượu. Tốt cho người nhậu nhiều hay bị nhức đầu.

Bạn có thể tham khảo thông tin sản phẩm và đặt mua tại:

Website: https://www.tamduocstore.com.vn/

Fanpage: http://www.facebook.com/tamduocstore/

Thương mại điện tử: Lazada, Sendo, Shopee, Tiki… hoặc mua tại các đại lý nhà thuốc trên toàn quốc.

Tóm lại, Người bị nhiệt miệng nên uống vitamin C, Vitamin nhóm B như: B2, B3, B7, B12. Hi vọng những chia sẻ từ bài viết sẽ giúp ích cho bạn. Nếu cần tư vấn thêm, bạn cứ việc nhấc máy liên hệ cùng chúng tôi qua Hotline: 0798 16 16 16 – 0708 18 66 60 - 0828 88 16 16  để được hỗ trợ miễn phí!

Bình luận