Giỏ hàng của bạn
Viêm Loét Dạ Dày Khi Mang Thai Và Những Điều Cần Biết

Viêm Loét Dạ Dày Khi Mang Thai Và Những Điều Cần Biết

28/03/2022 bình luận

Viêm loét dạ dày khi mang thai là nỗi khổ ám ảnh các mẹ bầu. Những cơn đau dạ dày hành hạ kèm cơn mệt mỏi khi mang thai làm sức khỏe thai phụ thêm suy nhược, thậm chí là ảnh hưởng đến thai nhi. Cùng Tâm Dược Store đi tìm giải pháp phòng ngừa tình trạng viêm loét dạ dày cho phụ nữ mang thai một cách an toàn nhé!

1. Dấu hiệu viêm loét dạ dày khi mang thai

Viêm loét dạ dày là tình trạng các ổ viêm loét do dịch vị tăng tiết quá mức và xâm lấn vào các mô ở niêm mạc dạ dày. Bệnh lý này có thể xảy ra ở mọi đối tượng, kể cả phụ nữ mang thai. Thực tế, mang thai là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về tâm sinh lý lẫn chế độ sinh hoạt nên dễ bùng phát bệnh viêm loét dạ dày.

viem-loet-da-day-khi-mang-thai

Các dấu hiệu viêm loét dạ dày khi mang thai như:

+ Có cảm giác đau và nóng rát ở vùng thượng vị, đặc biệt là sau khi ăn no hoặc lúc bụng quá đói.

+ Thường xuyên buồn nôn, nôn mửa và khó chịu.

+ Ợ hơi, ợ nóng.

+ Cổ họng đắng, khó chịu.

+ Ăn uống kém.

+ Đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng.

Các triệu chứng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ lẫn bé, làm cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, suy nhược, ăn uống kém, cảm xúc bị chi phối.

viem-loet-da-day-khi-mang-thai

2. Nguyên nhân viêm loét dạ dày khi mang thai

Khi bước vào giai đoạn mang thai, nội tiết tố cơ thể nữ giới sẽ có sự thay đổi và đi kèm đó là chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng có một số đổi thay trong thai kỳ. Từ đó, dẫn đến hình thành viêm loét dạ dày ở phụ nữ mang thai mà bạn khó lường trước. Các nguyên nhân phổ biến gây viêm loét dạ dày ở thai phụ, bao gồm:

Rối loạn nội tiết tố

Khi mang thai, hormone progesterone và prolactin trong cơ thể có xu hướng tăng lên đột ngột. Các thay đổi này khiến nội tiết tố bị rối loạn và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tiêu hóa. Sự mất cân bằng nội tiết tố có thể gây rối loạn hạ não – thượng thận. Tình trạng này khiến các mạch máu ở niêm mạc dạ dày bị co lại, kích thích hoạt động co bóp và bài tiết axit quá mức. Ngoài ra, rối loạn hạ não – thượng thận còn kích thích sản sinh ACTH và tăng nồng độ cortisone được bài tiết. Cortise gây ức chế sản xuất dịch nhầy dẫn đến tình trạng axit ăn mòn và xâm lấn niêm mạc.

Tăng áp lực ổ bụng do tử cung giãn nở

Khi mang thai, tử cung có xu hướng giãn nở rộng để tạo đủ không gian để thai nhi phát triển. Tuy nhiên, hoạt động này có thể khiến áp lực ổ bụng tăng và gây chèn ép lên dạ dày – thực quản. Thế nên, những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu thường bị đau dạ dày và trào ngược do dạ dày co bóp thất thường và tăng tiết dịch vị quá mức.

viem-loet-da-day-khi-mang-thai

Do chế độ ăn uống không hợp lý

Việc ăn uống quá mức để nuôi dưỡng thai nhi, việc ăn khuya, ăn no xong đi nằm liền sẽ làm tăng áp lực lên dạ dày khiến cơ quan này bài tiết nhiều dịch vị gây tổn thương và viêm loét dạ dày.

Căng thẳng, lo âu quá mức

Khi mang thai, phụ nữ sẽ mang tâm trạng lo lắng, dẫn đến căng thẳng và lo âu quá mức. Các yếu tố này có thể gây rối loạn hệ thần kinh não – ruột và làm giảm lưu lượng máu tuần hoàn đến cơ quan tiêu hóa. Các tác động này kích thích dạ dày co bóp thất thường, bài tiết quá nhiều axit và có nguy cơ viêm loét cao.

Một số nguyên nhân khác

Viêm loét dạ dày khi mang thai có thể khởi phát do một số nguyên nhân khác như: nhiễm vi khuẩn HP, hít khói thuốc lá thụ động,....

Đừng nghĩ viêm loét dạ dày khi mang thai là đơn giản, chúng có thể làm thể trạng suy nhược, giảm chất lượng giấc ngủ và gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt. Viêm loét dạ dày kéo dài còn khiến mẹ bầu sụt cân, ăn uống kém, suy nhược, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, có thể khiến trẻ sinh non, nhẹ cân.

3. Phòng ngừa tình trạng viêm loét dạ dày khi mang thai

Phòng ngừa tình trạng viêm loét dạ dày khi mang thai bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh và sử dụng các sản phẩm thảo dược hỗ trợ xoa dịu cơn đau. Cụ thể như:

+ Tránh sử dụng rượu bia và các chất kích thích.

+ Tránh những thực phẩm làm nặng thêm bệnh viêm loét như: thực phẩm giàu chất béo, chocolate, nước ép cam quýt, cây bạc hà,..

+ Sử dụng các thảo dược giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm các triệu chứng bệnh như: nước ép nha đam, nước dừa, nước trà gừng – mật ong, giấm táo, tinh bột nghệ, sữa chua,....

viem-loet-da-day-khi-mang-thai

+ Nên nằm nghiêng khi ngủ, kê cao đầu trong lúc ngủ để hạn chế cơn đau.

+ Nên mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát.

+ Tránh dùng thuốc chống viêm không steroid vì chúng có hại cho cơ thể cũng như thai nhi.

+ Hạn chế thức khuya, cần ngủ đủ giấc.

+ Nên ăn đúng giờ, đủ bữa, điều độ.

+ Cần thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và hạn chế stress, căng thẳng.

viem-loet-da-day-khi-mang-thai

Như vậy, nội dung bài viết đã giúp độc giả hiểu hơn về bệnh viêm loét dạ dày khi mang thai. Nếu cần tư vấn, bạn hãy liên hệ qua Hotline: 0798 16 16 16 – 0708 18 66 60 – 0828 88 16 16  để được hỗ trợ miễn phí!

 

 

 

 

 

Bình luận