Giỏ hàng của bạn
Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Ở Trẻ Nhỏ

Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Ở Trẻ Nhỏ

14/03/2022 bình luận

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ với nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể đó là hiện tượng sinh lý hoặc là nguyên nhân bệnh lý. Việc nắm bắt chính xác nguyên nhân gây trào ngược sẽ giúp các bậc phụ huynh đưa ra giải pháp khắc phục hiệu quả cho bé. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ

Chúng ta vẫn thường hay bắt gặp hình ảnh trẻ nhỏ nôn trớ, trào ngược thức ăn hoặc sữa ra ngoài. Đó là một dạng biểu hiện của tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ em. Nó được xem như một hiện tượng sinh lý bình thường do sự phát triển non nớt của hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ.

trao-nguoc-da-day-thuc-quan-o-tre-nho

Thông thường, nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản ở cơ thể người được lý giải như sau: ở chỗ thực quản nối với dạ dày có một số cấu trúc đặc biệt làm thực quản đóng lại, giúp thức ăn không bị dội ngược trở lên khi dạ dày co bóp, trong đó quan trọng nhất là cơ hoành và cơ vòng dưới thực quản. Trong một số trường hợp, do bất thường trong cấu trúc cơ hoành hoặc có thể do cơ vòng dưới thực quản thường xuyên giãn ra, làm mở cửa trong lúc dạ dày đang co bóp mạnh, gây nên luồng thức ăn bị trào ngược lên trên. Từ đó gây nên hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.

Đối với trẻ nhỏ, hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản được chia làm 2 loại: trào ngược sinh lý và trào ngược bệnh lý. Cụ thể nguyên nhân như sau:

+ Dạ dày trẻ chưa hoàn thiện: do cơ thắt hoạt động chưa ổn định, chưa đóng vào hiệu quả nên thức ăn bị trào ngược ra ngoài.

+ Cơ quan tiêu hóa chưa ổn định: hệ thống tiêu hóa ở trẻ khá nhạy cảm, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng còn kém. Dạ dày trẻ nằm gần lồng ngực hơn người lớn nên cũng dễ xảy ra hiện tượng trào ngược.

+ Cho bé bú sai tư thế: các mẹ cho bé bú ở tư thế nằm ngang khiến cho sữa vừa xuống tới dạ dày đã trào ngược lên.

+ Do một số cơ quan bị khuyết tật bẩm sinh: một số khuyết tật liên quan đến đường tiêu hóa ở trẻ như: thoát vị hành, cơ thắt thực quản dưới,...đều dẫn đến hiện tượng trào ngược.

+ Do nguồn thực phẩm bé nạp vào: khi trẻ dùng những thực phẩm có chứa caffein hoặc những thực phẩm nóng, hiện tượng trào ngược cũng dễ xảy ra.

+ Trẻ nằm nhiều nên thức ăn ứ lại dạ dày khá lâu cũng dễ dẫn đến hiện tượng trào ngược lên thực quản.

+ Thức ăn của trẻ chủ yếu là các loại thức ăn lỏng, mềm nên dễ đi qua các khe hở gây trào ngược.

trao-nguoc-da-day-thuc-quan-o-tre-nho

2. Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ

Các triệu chứng trào ngược ở trẻ được biểu hiện như sau:

+ Trẻ thường xuyên bị nôn, trớ ra cả mũi và miệng.

+ Ngủ không sâu giấc, thường quấy khóc, biếng ăn.

+ Ho, thở khò khè, khó nuốt.

+ Ợ hơi, ợ nóng, đau bụng, đầy hơi, đau phía sau ức xương.

+ Bé sẽ hay mệt mỏi, biếng ăn, dẫn đến chậm tăng cân.

+ Một số triệu chứng khác từ hệ lụy cơn trào ngược ở trẻ như: nhiễm trùng tai giữa, hôi miệng, miệng có vị chua, đau họng vào buổi sáng, sâu răng, có âm thanh trong lồng ngực, cảm lạnh,....

+ Trẻ có thể gặp triệu chứng đau bụng vào ban đêm, làm trẻ thức giấc, đau kéo dài từ vài phút đến vài giờ.

trao-nguoc-da-day-thuc-quan-o-tre-nho

3. Cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ trước tiên cần điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học cho trẻ. Nếu đó là hiện tượng trào ngược do bệnh lý thì bố mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám để được đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt ăn uống cho trẻ như sau:

+ Chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ cho trẻ, mỗi bữa ăn ít và ăn thường xuyên hơn.

+ Giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng trong vòng 20 đến 30 phút sau bú và tránh nằm xuống hoặc tập thể dục ngay sau khi ăn đối với trẻ lớn.

+ Đặt trẻ ở tư thế đầu cao 30 độ so với mặt phẳng ngang khi cho bú. Ở tư thế này, dạ dày trẻ ở vị trí cao hơn nên sữa ít bị trào ngược.

 

trao-nguoc-da-day-thuc-quan-o-tre-nho

+ Nên cho trẻ nằm ngủ ở tư thế cao đầu bằng cách nâng đầu giường hoặc kê gối cao cho trẻ.

+ Tránh để bé mặc áo quần chật, nên mặc thoáng mát cho trẻ.

+ Nếu nghi ngờ trẻ có dị ứng đạm sữa bò, mẹ nên giảm các thực phẩm có nguồn gốc từ sữa, thịt bò và trứng nếu đang cho con bú hoặc đổi sang các loại sữa khác nếu đang nuôi con bằng sữa công thức.

+ Hạn chế các thực phẩm có tính axit cho trẻ như: nước ngọt có gas, thực phẩm cay, cafein, socola, thực phẩm chứa nhiều chất béo, dầu mỡ,....Những thực phẩm này chậm làm rỗng dạ dày, tăng nguy cơ axit trào ngược lên thực quản.

+ Để trẻ tránh xa khói thuốc lá.

trao-nguoc-da-day-thuc-quan-o-tre-nho

Khi những triệu chứng trào ngược của trẻ ngày càng nặng, trẻ có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc Tây điều trị như: thuốc kháng thụ thể H2 để ngăn dạ dày tiết axit, thuốc ức chế bơm proton, thuốc prokinetic tăng co bóp thực quản và tăng trương lực cơ thắt thực quản để làm rỗng dạ dày,....

Trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ cần căn cứ vào từng nguyên nhân để xác định tình trạng bệnh có đáng lo hay không. Nếu đó là hiện tượng trào ngược sinh lý thì các bậc phụ huynh không phải quá lo lắng, chỉ cần điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt khoa học cho trẻ là được. Nếu đó là hiện tượng trào ngược do bệnh lý thì cần đưa trẻ đi thăm khám điều trị ngay. Nếu cần tư vấn, bạn hãy liên hệ qua Hotline: 0798 16 16 16 – 0708 18 66 60 – 0828 88 16 16  để được hỗ trợ miễn phí!

 

Bình luận