Giỏ hàng của bạn
Trào Ngược Dạ Dày Nên Làm Gì Và Không Nên Làm Gì?

Trào Ngược Dạ Dày Nên Làm Gì Và Không Nên Làm Gì?

26/02/2022 bình luận

“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, nhất là khi mắc bệnh, việc kiêng cử trong ăn uống, sinh hoạt là rất cần thiết để cải thiện tích cực bệnh. Đối với người bệnh trào ngược dạ dày thì sao? Trào ngược dạ dày nên làm gì và không nên làm gì? Hãy cùng tham khảo nhé!

1. Trào ngược dạ dày nên làm gì?

Ăn uống với lượng vừa phải

Người bệnh trào ngược dạ dày không nên ăn quá no trong một bữa. Bởi nếu dạ dày phải chứa lượng thức ăn nhiều sẽ làm tăng áp lực lên cơ vòng thực quản dưới. Lúc này, dạ dày sẽ có xu hướng đẩy thức ăn trở lại thực quản. Từ đó làm tăng các triệu chứng của trào ngược. Người bệnh nên ăn với lượng vừa phải, chia nhỏ các bữa ăn thành 4 – 5 bữa mỗi ngày, tùy thuộc vào nhu cầu.

trao-nguoc-da-day-nen-lam-gi

Ăn chậm nhai kỹ

Khi ăn quá nhanh, hệ tiêu hóa sẽ không kịp tiết ra các enzyme cần thiết để tiêu hóa thức ăn. Từ đó, dẫn đến tiêu hóa kém và làm tăng khả năng bị ợ nóng. Hãy ăn chậm nhai kỹ trước khi nuốt. Nếu cảm thấy khó khăn, bạn có thể áp dụng mẹo nhai 20 lần hoặc đếm đến 20 trước khi ăn miếng tiếp theo.

Nằm nghiêng bên trái khi ngủ

Người bệnh trào ngược dạ dày nên làm gì để đảm bảo giấc ngủ ngon về đêm? Đó là bạn nên nằm nghiêng bên trái khi ngủ. Bởi nếu bạn nằm thẳng hoặc nằm nghiêng về bên phải, dạ dày của bạn sẽ cao hơn thực quản. Từ đó, tạo điều kiện để các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản dễ dàng hơn. Nằm nghiêng bên trái khi ngủ là tư thế.

trao-nguoc-da-day-nen-lam-gi

Kê cao đầu giường khi ngủ

Như đã phân tích trên, kê cao đầu giường hoặc kê cao gối khi ngủ sẽ giúp cho thực quản luôn nằm cao hơn so với dạ dày, từ đó hạn chế tình trạng trào ngược. Bạn có thể kê cao đầu giường lên khoảng 15 – 20cm so với bình thường. Hoặc bạn có thể sử dụng các loại gối kê đầu chuyên dụng cho người bệnh trào ngược dạ dày.

Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái

Mặc quần áo chật, bó sát sẽ gây thêm áp lực cho dạ dày, là yếu tố kích hoạt triệu chứng trào ngược dạ dày. Khi vùng thắt lưng bị bó chặt có thể ép dạ dày và làm thức ăn ép chặt vào cơ vòng thực quản dưới, gây trào ngược. Do đó, bạn nên chọn những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát, nhất là khi đi ngủ.

Bỏ thuốc lá

Thuốc lá gây ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và bệnh trào ngược dạ dày nói riêng. Đây là việc cần thiết phải làm trong số những việc mà người bệnh trào ngược dạ dày nên làm gì? Bởi:

+ Hút thuốc lá làm giảm sản xuất nước bọt. Trong khi nước bọt giúp trung hòa acid dạ dày và acid trào ngược lên thực quản.

+ Hút thuốc làm tăng sản xuất acid dạ dày, làm trầm trọng hơn các triệu chứng bệnh.

+ Hút thuốc làm suy giảm chức năng của cơ vòng thực quản dưới, tạo điều kiện trào ngược dễ hơn.

+ Hút thuốc gây tổn thương thực quản.

trao-nguoc-da-day-nen-lam-gi

Thư giãn, xả căng thẳng stress

Stress, căng thẳng, áp lực thường xuyên cũng là nguyên nhân kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid hơn, làm nặng thêm các triệu chứng trào ngược. Stress kéo dài còn là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Bạn nên thư giãn đầu óc bằng các giải pháp sau:

+ Luyện tập hít thở

+ Thiền

+ Yoga

+ Nghe nhạc

+ Tập thể dục

trao-nguoc-da-day-nen-lam-gi

Sử dụng các thảo dược chữa trào ngược dạ dày

Các thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày sẽ mang đến hiệu quả điều trị lành tính, lâu bền và không gây bất kỳ tác dụng phụ nào so với việc uống thuốc Tây. Đó là lý do ngày càng nhiều bệnh nhân đau dạ dày tìm đến các bài thuốc thảo dược. Một số thảo dược có hiệu quả điều trị bệnh trào ngược dạ dày như:

+ Nghệ

+ Mật ong

+ Tía tô

+ Gừng

+ Lá khôi tía

Tất cả những thảo dược bổ dưỡng này được tổng hợp trong bài thuốc chữa đau dạ dày dạng gel – CHÈ DÂY deHP BÌNH VỊ GEL, mang đến hiệu quả hấp thu cao và tiện lợi. Sản phẩm dạng gel đầu tiên trên thị trường hỗ trợ đặc trị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày do vi khuẩn HP, với sự kết hợp của bộ 3 dược liệu: chè dây, dạ cẩm, lá khôi tía kết hợp cùng mật ong, giúp:

+ Bổ tỳ dưỡng vị, điều hòa chức năng hệ tiêu hóa.

+ Hỗ trợ các triệu chứng tổn thương đạ tràng, tá tràng, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, khó tiêu,...

+ Ức chế sự phát triển của HP và ngăn tái nhiễm trở lại.

Sản phẩm dưới sự phân phối của CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÂM DƯỢC hiện nay đã có mặt tại hầu hết các nhà thuốc và phòng mạch trên toàn quốc. Bạn có thể tham khảo thông tin sản phẩm và đặt mua tại địa chỉ:

Website: https://www.tamduocstore.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/tamduocstore/

Thương mại điện tử: Lazada, Sendo, Shopee, Tiki… hoặc mua tại các đại lý nhà thuốc trên toàn quốc.

trao-nguoc-da-day-nen-lam-gi

2. Trào ngược dạ dày không nên làm gì?

Không nên nằm ngay sau khi ăn

Khi ăn no mà nằm ngay thì sẽ không tốt cho tình trạng trào ngược dạ dày. Bởi khi nằm xuống, thức ăn trong dạ dày chưa được tiêu hóa sẽ đè ép vào cơ vòng thực quản dưới, gây trào ngược. Thế nên, bạn cần chờ 2 – 3 giờ sau khi ăn xong mới nằm ngủ. Đồng thời, người bệnh không nên ăn vặt ban đêm.

trao-nguoc-da-day-nen-lam-gi

Tránh ăn các thức ăn gây kích thích dạ dày

Trào ngược dạ dày là bệnh lý về tiêu hóa, thế nên chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh. Người bệnh cần lưu ý tránh ăn những thực phẩm có thể kích thích dạ dày, làm giãn cơ vòng thực quản dưới, gây bùng phát các triệu chứng của bệnh. Khi bị trào ngược dạ dày, bạn nên tránh những thực phẩm sau:

+ Thực phẩm chua, cay, nóng.

+ Thực phẩm giàu chất béo, chiên rán, dầu mỡ.

+ Các đồ uống kích thích chứa cồn, gas, cafein như: rượu, bia, thuốc lá, trà, cà phê, nước ngọt có gas,...

Với những việc nên làm và không nên làm khi bị trào ngược dạ dày mà bài viết nêu trên, người bệnh nên cố gắng áp dụng nghiêm túc để sớm cải thiện tích cực bệnh, đẩy lùi nhanh cơn trào ngược dạ dày. Nếu cần tư vấn, bạn hãy liên hệ qua Hotline: 0798 16 16 16 – 0708 18 66 60 – 0828 88 16 16  để được hỗ trợ miễn phí!

 

Bình luận