Nguyên Nhân Và Cách Chữa Nhiệt Miệng Lưỡi Ở Trẻ Em
Nhiệt miệng lưỡi ở trẻ em không còn là hiện tượng xa lạ, bất kỳ trẻ nào cũng có nguy cơ mắc phải. Có thể do cơ địa hoặc ảnh hưởng từ chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng sai cách khiến nhiệt miệng lưỡi có cơ hội “tấn công” và gây đau đớn cho trẻ khi ăn uống. Dẫu vậy, bố mẹ hoàn toàn có thể khắc phục triệu chứng này cho trẻ bằng các cách chữa nhiệt miệng lưỡi ở trẻ em trong nội dung bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân nhiệt miệng lưỡi ở trẻ em
Nhiệt miệng lưỡi là tình trạng xuất hiện các vết lở loét trên lưỡi và niêm mạc miệng của trẻ, chúng có bờ màu đỏ, chính giữa có màu vàng hoặc trắng. Các vết loét này thường nổi ở mặt trên, mặt dưới hoặc nổi ở cuống lưỡi.
Nhiệt miệng ở lưỡi thường gây đau nhiều hơn so với vết loét xuất hiện ở niêm mạc miệng. Do lưỡi thường xuyên phải tiếp xúc với thức ăn, đồ uống với tần suất cao. Tuy nhiên nhiệt miệng lưỡi là bệnh lành tính và có thể tự khỏi sau 7 đến 14 ngày, mặc dù bệnh này dễ tái phát và gây không ít phiền toái cho trẻ khi ăn uống, làm bé khó chịu, hay quấy khóc.
Nguyên nhân nhiệt miệng lưỡi ở trẻ em thường là:
+ Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc rối loạn miễn dịch cơ thể.
+ Cơ thể trẻ thiếu chất như các vitamin C, B12, sắt, axit folic,...
+ Trẻ hay ăn đồ cay nóng khiến niêm mạc miệng lưỡi bị bỏng và lở loét.
+ Trẻ cắn nhầm vào lưỡi gây tổn thương hoặc va chạm do bàn chải đánh răng.
+ Bé sử dụng kem đánh răng hoặc nước súc miệng chứa các thành phần gây kích ứng.
+ Trẻ mệt mỏi, căng thẳng kéo dài.
Với trẻ nhỏ, nhiệt miệng lưỡi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ăn uống khiến bé mệt mỏi, đau khóc, chán ăn, bỏ bữa,....tác động xấu đến sức khỏe. Nếu để lâu dài mà không chữa trị thì trẻ có thể bị nổi hạch hàm, sốt cao. Do đó, bố mẹ nên theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của bé và cần đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám nếu nhiệt miệng kéo dài dai dẳng.
2. Hướng dẫn cách chữa nhiệt miệng lưỡi ở trẻ em hiệu quả
Cách chữa nhiệt miệng lưỡi ở trẻ em hiệu quả tại nhà:
+ Cho trẻ uống nước mật ong mỗi ngày 1 cốc hoặc dùng mật ong bôi lên vết loét nhiệt lưỡi hoặc ngậm trong miệng. Mật ong có tác dụng tương tự như thuốc bôi, giúp kháng khuẩn, giảm sưng.
+ Nên cho bé uống đủ nước lọc mỗi ngày.
+ Có thể cho bé uống thêm nước cam, nước chanh để bổ sung vitamin C tăng sức đề kháng, miễn dịch, từ đó giúp làm lành nhanh chóng vết thương.
+ Nên cho trẻ ăn các món ăn dạng mềm, lỏng, dễ nuốt, để nguội nhằm tránh làm đau lưỡi trẻ như súp, cháo, canh,.. Nên tránh cho trẻ ăn những món thô cứng như bánh mỳ, kẹo,....
+ Cho trẻ uống nước bột sắn dây 1 – 2 cốc mỗi ngày. Sắn dây có tính hàn, chống viêm nên đây được xem là một trong số những cách chữa nhiệt miệng lưỡi ở trẻ em tuyệt vời.
+ Dùng tinh bột nghệ trộn đều với mật ong theo tỷ lệ 1:1 rồi thoa trực tiếp vào vết loét 2 – 3 lần mỗi ngày.
+ Dùng gel nha đam bôi lên vết loét nhiệt miệng hoặc dùng nước thảo mộc nha đam cho trẻ súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày.
+ Đối với những trẻ đã biết súc miệng, cha mẹ nên cho bé dùng nước muối sinh lý để súc miệng 2 – 3 lần/ngày. Nước muối có tác dụng sát khuẩn, chống viêm sẽ giúp các vết loét mau khỏi hơn và hỗ trợ loại bỏ các vi khuẩn gây hại giúp nhanh chóng làm lành vết nhiệt miệng.
+ Dùng thuốc bôi trực tiếp lên vết loét nhằm giúp giảm sưng viêm, ngăn vết loét lan xung quanh. Cách này cần được sự hướng dẫn của bác sĩ và trẻ nên thăm khám trước khi sử dụng.
Lưu ý là các cách chữa nhiệt miệng lưỡi ở trẻ em mà bài viết liệt kê trên thì có một số cách chỉ phù hợp áp dụng đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên, chứ không hợp cho trẻ dưới 2 tuổi. Các bậc phụ huynh nên căn cứ vào tình trạng và độ tuổi của trẻ mà lựa chọn giải pháp phù hợp, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Ngoài ra, với trẻ từ 2 tuổi trở lên, bố mẹ có thể cho bé uống bột sủi THEMAZ COLA – đây là một cách chữa nhiệt miệng lưỡi ở trẻ em khá hiệu quả và dễ dùng. Bằng việc sở hữu thành phần thảo dược bổ dưỡng, lành tính, cùng sự pha trộn hương vị trái cây (hương cam, chanh, chanh muối) thơm ngon, kích thích vị giác, bột sủi Themaz Cola là lựa chọn tuyệt vời cho trẻ trong quá trình hỗ trợ làm lành vết loét nhiệt miệng, thanh nhiệt cơ thể. Sản phẩm được chiết xuất từ các thành phần:
+ Kế sữa (silymarrin): giải độc gan, bảo vệ, sửa chữa và tái tạo tế bào gan
+ Kim ngân hoa: thanh nhiệt, giải độc, điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa
+ Ké đầu ngựa: chống dị ứng, chống viêm, chữa mụn nhọt, mẩn ngứa
Đặc biệt là thành phần kẽm gluconate giúp nhanh làm lành vết loét, chữa lành thương tổn nhiệt miệng.
Sản phẩm dưới sự phân phối của CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÂM DƯỢC hiện nay đã có mặt tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể tham khảo sản phẩm và đặt mua tại địa chỉ:
Website: https://www.tamduocstore.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/tamduocstore/
Thương mại điện tử: Lazada, Sendo, Shopee, Tiki… hoặc mua tại các đại lý nhà thuốc trên toàn quốc.
Với các cách chữa nhiệt miệng lưỡi ở trẻ em mà bài viết hướng dẫn, hi vọng đã giúp ích cho bố mẹ thêm nhiều kiến thức chăm sóc trẻ bị nhiệt miệng. Nếu cần tư vấn, hãy liên hệ qua Hotline: 0798 16 16 16 – 0708 18 66 60 – 0828 88 16 16 để được hỗ trợ miễn phí!