Biểu Hiện Của Bệnh Trĩ Ngoại Và Cách Chữa Trị
Bệnh trĩ chia làm 2 loại: trĩ nội và trĩ ngoại, trong đó, bệnh trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ hình thành dưới da xung quanh hậu môn gây nhiều đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân và nguy cơ viêm nhiễm, biến chứng cũng có thể xảy ra. Biểu hiện của bệnh trĩ ngoại và cách chữa trị hiệu quả sẽ được bài viết cập nhật dưới đây.
1. Bệnh trĩ ngoại là gì?
Bệnh trĩ ngoại là một dạng thường gặp của bệnh trĩ, thể hiện tình trạng căng giãn tĩnh mạch quá mức dẫn đến sưng phồng và hình thành búi trĩ dưới da xung quanh hậu môn. Bề mặt của búi trĩ là những nếp gấp viền tồn tại xung quanh hậu môn.
Khác với trĩ nội, búi trĩ ngoại nằm ngoài ống hậu môn, dễ gia tăng kích thước và gây đau nhiều, đặc niệt là khi ngồi và khi đi vệ sinh. Trĩ ngoại gây nhiều đớn đau cho bệnh nhân hơn so với trĩ nội, bởi búi trĩ đã sa ra ngoài, dễ gây nhiễm trùng, viêm nhiễm hậu môn, rất nguy hiểm.
2. Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại được hình thành do các tác động từ thói quen sinh hoạt hàng ngày, chế độ ăn uống như:
+ Thói quen ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động, mang vác nặng
+ Táo bón kéo dài
+ Thói quen ăn uống thiếu chất xơ, nhiều đồ ăn cay nóng như ớt tiêu, rượu bia,..gây táo bón và giãn phình tĩnh mạch dẫn đến trĩ
+ Một số thói quen vô tình mỗi ngày như ngồi xổm, rặn khi đi cầu,..
+ Phụ nữ mang thai và sau sinh đẻ dễ mắc bệnh trĩ do đặc tính sinh lý trong thai kỳ, thai càng lớn thì sẽ chèn ép tử cung gây cản trở lưu thông máu trở về tĩnh mạch chủ dưới khiến gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai.
3. Triệu chứng của bệnh trĩ ngoại
Những triệu chứng điển hình của bệnh trĩ ngoại như sau:
+ Đi ngoài ra máu
+ Có khối thịt thừa ở cửa hậu môn
+ Có cảm giác nặng tức ở hậu môn, mót rặn
+ Đau rát hậu môn
+ Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi cầu
+ Ẩm ướt hậu môn
+ Ngứa ngáy khu vực trực tràng hoặc xung quanh hậu môn
Trĩ ngoại được phân chia thành 4 cấp độ, ở mỗi cấp độ tăng dần thì mức độ bệnh cũng sẽ tăng theo:
+ Độ 1: trĩ cương tụ, có thể có hiện tượng chảy máu
+ Độ 2: sa trĩ khi rặn, tự co lên sau khi đi ngoài
+ Độ 3: sa trĩ khi rặn, không tự co lên được, phải dùng tay đẩy lên
+ Độ 4: trĩ sa thường xuyên, kể cả trường hợp sa trĩ tắc mạch
4. Những người dễ mắc trĩ ngoại
Trĩ đang là bệnh lý cũng khá phổ biến ở Việt Nam, dựa trên những nguy cơ làm tăng khả năng bị bệnh trĩ, có thể đưa ra một số nhóm đối tượng dễ mắc trĩ ngoại là:
+ Những người phải đứng nhiều, ngồi lâu, ít vận động như: nhân viên bán hàng, lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng,…
+ Những bệnh nhân bị táo bón kinh niên, khi đi tiêu phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong lòng hậu môn khiến các búi trĩ to dần và sa ra ngoài.
+ Những người bị bệnh kiết lỵ
+ Phụ nữ mang thai và sau sinh
+ Bệnh nhân mắc bệnh hội chứng ruột kích thích, bệnh về hậu môn – trực tràng,..
Bệnh trĩ khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng nặng nề, khó chịu, đau đớn và tinh thần không thoải mái nên bệnh nhân cần can thiệp điều trị sớm nhất có thể, chớ che giấu bệnh.
5. Cách phòng ngừa bệnh trĩ ngoại
Phòng ngừa bệnh trĩ ngoại bắt đầu từ việc thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học bằng các giải pháp sau:
+ Ăn thực phẩm nhiều chất xơ như trái cây, rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, chất kích thích
+ Uống nhiều nước mỗi ngày
+ Không rặn mạnh khi đi cầu
+ Đi cầu ngay khi có cảm giác mắc cầu
+ Tập thể dục thường xuyên mỗi ngày
+ Tránh ngồi lâu, quá lâu nhất là khi ngồi bồn cầu.
6. Chẩn đoán và điều trị bệnh trĩ ngoại
- Các biện pháp chẩn đoán
Chẩn đoán bệnh trĩ ngoại dựa vào lâm sàng người bệnh và các xét nghiệm đi kèm.
- Về lâm sàng
Chẩn đoán được thực hiện bằng cách nhìn vào khu vực trĩ với biểu hiện rõ nhất là sự xuất hiện của búi trĩ to phồng ở hậu môn, có lớp da che phủ, màu đỏ sẫm như cục máu đông và có các mạch máu ngoằn nghòe, chồng chéo lên nhau
Ngứa ngáy, nóng rát hậu môn, đau tức khi đi đại tiện hoặc đứng ngồi lâu
- Về xét nghiệm
Nội soi đại tràng và đại tràng sigma là giải pháp cần thiết để xác nhận chẩn đoán và loại trừ các nguyên nhân khác về bệnh hậu môn trực tràng để xác định trĩ ngoại.
- Các biện pháp điều trị bệnh trĩ ngoại
Có 2 phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại là phương pháp điều trị nội khoa và ngoại khoa.
- Về phương pháp điều trị nội khoa
+ Dùng thuốc uống: nhóm thuốc được chiết xuất từ thực vật hoặc có chứa hoạt chất rutin có tác dụng làm tăng tính thẩm thấu và sức đàn hồi của các tĩnh mạch vùng hậu môn – trực tràng, làm giảm tình trạng sung huyết tĩnh mạch, phù nề.
+ Thuốc có tác dụng tại chỗ: các loại thuốc mỡ bôi thoa, thuốc dạng viên đặt vào trong hậu môn giúp kháng viêm, giảm đau, săn chắc hậu môn.
+ Uống dung dịch Giấp Cá Ext Trix Fast: đây là dòng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh trĩ cấp độ 3 – 4, được kết tinh từ tinh chất cao giấp cá kết hợp cao hoa hòe, cao hạt dẻ ngựa, nano curcumin, chất xơ hòa tan (FOS), an toàn, lành tính.
Hơn nữa, sản phẩm được điều chế dưới dạng dung dịch dễ hấp thu, thẩm thấu nhanh và hiệu quả vượt trội hơn so với các sản phẩm dạng viên uống, giúp:
●Hỗ trợ thanh nhiệt, nhuận tràng, tăng sức bền thành mạch
●Hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh trĩ nội, trĩ ngoại với các biểu hiện chảy máu hậu môn, sa búi trĩ, đau rát, táo bón.
Dung dịch Giấp Cá Ext Trix Fast là dòng sản phẩm được tiếp thị và phân phối bởi CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÂM DƯỢC, bạn có thể mua sản phẩm tại:
- Website: https://tamduocstore.com.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/tamduocstore/
- Thương mại điện tử: Lazada, Sendo, Shopee, Tiki… hoặc mua tại các đại lý nhà thuốc trên toàn quốc.
- Phương pháp điều trị ngoại khoa
Chích xơ, phẫu thuật cắt trĩ, đốt điện, lazer, thắt dây thun,.. các giải pháp này áp dụng cho tình trạng trĩ ngoại ở mức độ nặng, chữa trị muộn. Trong số đó, cắt trĩ là giải pháp ưu tiên hiện nay bởi độ an toàn và hiệu quả cao hơn so với các giải pháp còn lại.
Với nội dung bài viết chia sẻ tất tần tật về bệnh trĩ ngoại và cách chữa trị, hi vọng đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin bổ ích. Nếu cần tư vấn, bạn hãy liên hệ qua Hotline: 0798 16 16 16 – 0708 18 66 60 – 0828 88 16 16 để được hỗ trợ miễn phí!