Giỏ hàng của bạn
Những dấu hiệu nhận biết bé chậm phát triển

Những dấu hiệu nhận biết bé chậm phát triển

19/09/2017 bình luận

Quá trình phát triển của mỗi trẻ là khác nhau tùy vào từng trẻ, độ tuổi và thể chất khác nhau. Nhưng trong cùng độ tuổi của bé, chúng ta vẫn thường thấy có những trẻ có sự phát triển kém hơn, chậm biết đi, nói ít, nói ngọng hơn so với bé khác?

Vậy làm sao để cha mẹ có nhận biết được con mình đang có dấu hiệu chậm phát triển? Chính vì vậy mà các nhà nghiêm cứu đã thống kê  lại những dấu hiệu phát triển của trẻ qua từng độ tuổi để chúng ta những người làm cha làm mẹ có thể dựa vào đó để theo dõi sự phát triển của con em mình tránh được nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ trong tương lai so với bạn cùng trang lứa.

Sau đây là những dấu hiệu nhận biết bé chậm phát triển trong giải đoạn 1-3 tuổi, bạn nên tham khảo nhé!

1. Nhận biết trẻ chậm phát triển giai đoạn 1 tuổi


  • Không biết bò hay giữ thăng bằng trên 1 bên cơ thể khi đang bò
  • Không tìm kiếm đồ vật khi bé thấy chúng bị giấu đi
  • Không thể đứng khi được trợ giúp bởi người lớn
  • Trẻ bị chậm nói, không biết nói một từ đơn lẻ nào
  • Không biết diễn đạt bằng cử chỉ như lắc đầu, gật đầu
  • Không biết chỉ vào vật thể
  • Không thể đi khi đã được 18 tháng

2. Nhận biết trẻ chậm phát triển giai đoạn 2 tuổi


  • Không nói tối thiểu 15 từ
  • Không bắt chước hành động hay từ ngữ
  • Không dùng những câu ngắn
  • Không làm theo những chỉ dẫn đơn giản
  • Không biết đẩy những món đồ chơi có bánh xe

3. Nhận biết trẻ chậm phát triển giai đoạn 3 tuổi


  • Thường xuyên té ngã hay gặp khó khăn khi leo bậc thang
  • Phát âm khó khăn
  • Không thao tác được khi sử dụng những đồ vật nhỏ
  • Bé không tham gia những trò chơi giả vờ làm người khác như làm ca sĩ, nhà buôn…
  • Tỏ ra không quan tâm đến những em bé khác xung quanh
  • Không giao tiếp bằng mắt
  • Không quan tâm đến đồ chơi

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu chậm phát triển kể trên cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở có chuyên môn để kiểm tra, đưa ra kết luận chính xác và có biện pháp xử lý kịp thời. Mặt khác, vai trò của bố mẹ hết sức quan trọng cần phải luôn đồng hành cùng bé trong các hoạt động, kiên nhẫn hướng dẫn trẻ từ những hoạt động nhỏ nhất, đơn giản nhất, khen gợi khích lệ trẻ.

Chúc bé mạnh khỏe, phát triển toàn diện nhé !


Ds. Nguyễn Thị Phượng sưu tầm

Bình luận