Viêm khớp và những điều bạn nên biết
Khớp là nơi tiếp giáp giữa hai đầu xương khác nhau, nhờ đó tạo thành bộ khung vững chắc nâng đỡ cơ thể & giúp cho quá trình vận động diễn ra bình thường. Tuy nhiên, viêm khớp xảy ra khá phổ biến ở mọi lứa tuổi, giới tính & chủng tộc. Đặc biệt là phụ nữ trên 65 tuổi & những người thừa cân, béo phì. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tàn tật tại Hoa Kỳ.
1. Bệnh viêm khớp là gì & nguyên nhân nào dẫn đến viêm khớp?
Ảnh minh hoạ
“Viêm khớp” tình trạng viêm xuất hiện tại một hoặc nhiều khớp, hiện có hơn 100 dạng viêm khớp với những nguyên nhân & hướng điều trị khác nhau. Trong đó, hai loại phổ biến nhất:
- Thoái hoá khớp: do sự bào mòn tại các sụn khớp. Trong khi đó, sụn là một mô liên kết vững chắc nhưng linh hoạt bao bọc tại cái đầu xương. Chúng giúp bảo vệ khớp bằng cách giảm áp lực và “chống sốc” mỗi khi cơ thể di chuyển hay vận động.
- Viêm khớp dạng thấp: không có nguyên nhân rõ ràng gọi là viêm do tự miễn. Tự miễn ở đây có nghĩa là hệ thống miễn dịch thay vì bảo vệ cơ thể lại đi tấn công các mô mềm trong khớp – nơi sản xuất dịch khớp để nuôi dưỡng sụn & bôi trơn các khớp, dẫn đến viêm, đau & cứng khớp.
Bên cạnh đó, viêm khớp dạng có thể liên quan đến nhiễm trùng hoặc những tổn thương lớn, gây phân huỷ các mô sụn. Nguy cơ viêm khớp tăng nếu tiền sử gia đình mắc bệnh viêm khớp.
2. Triệu chứng của viêm khớp
Viêm khớp ở bàn tay
Các biểu hiện của viêm khớp thường diễn tiến từ từ theo thời gian, nhưng đôi khi cũng có thể xuất hiện một cách đột ngột. Triệu chứng viêm khớp được đặt trưng bởi độ cứng ở khớp bị viêm, kèm theo tình trạng:
- Sưng
- Nóng
- Đỏ
- Đau
Ngoài ra, việc vận động, di chuyển, cầm, nắm… cũng trở nên khó khăn hơn. Nhiều bệnh nhân viêm khớp phàn nàn rằng, các triệu chứng của họ xuất hiện nhiều hơn vào buổi sáng – khi vừa thức dậy.
Trong trường hợp viêm khớp dạng thấp, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon miệng, điều này là gây ra bởi các hoạt động của hệ miễn dịch. Một số trường hợp xuất hiện tình trạng thiếu máu (giảm nhẹ số lượng hồng cầu) hoặc sốt nhẹ. Viêm khớp dạng thấp sẽ dẫn đến biến dạng khớp & tàn tật nếu không được điều trị.
3. Chẩn đoán & hướng điều trị viêm khớp
Ảnh minh hoạ
Nếu nhận thấy mình có những dấu hiệu kể trên, bước đầu tiên bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán & thực hiện những xét nghiệm cần thiết, chẳng hạn như:
- Kiểm tra dịch khớp
- Chụp X – quang kiểm tra tình trạng viêm & biến dạng tại khớp
- Mức độ nóng & đỏ tại khớp
- Mức độ hạn chế trong vận động
Ngoài ra, các bác sĩ còn có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm máu & nước tiểu. Đôi khi cần đến vài lần thăm khám, để bác sĩ kết luận chắc chắn viêm khớp.
Tỷ lệ thành công trong điều trị viêm khớp sẽ phụ thuộc rất lớn vào việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Các phương pháp điều trị bao gồm:
- Tập vật lý trị liệu
- Nẹp
- Chườm lạnh, chườm nóng (sáp parafin)
- Dùng thuốc: từ thuốc giảm đau đơn thuần như paracetamol, đến giảm đau kháng viêm Nsaids (như ibuprofen, diclofenac…), kháng viêm corticod, thuốc giảm đau gây nghiện, thuốc thay thế miễn dịch
- Phẫu thuật thay khớp
Hướng điều trị cơ bản như sau:
Tình trạng | Điều trị |
Thoái hoá khớp gối | Tiêm acid hyaluronic |
Viêm khớp ở lưng dưới | Nếu gây ảnh hưởng đến dây thần kinh cột sống, có thể yêu cầu phẫu thuật |
Viêm khớp dạng thấp | Dùng thuốc ức chế miễn dịch |
THAM KHẢO:
- http://www.arthritis.org/about-arthritis/understanding-arthritis/what-is-arthritis.php
- https://www.medicinenet.com/arthritis/article.htm
- https://www.arthritisresearchuk.org/arthritis-information/conditions/arthritis.aspx
- https://www.webmd.com/arthritis/default.htm
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/7621.php
- https://www.healthline.com/health/arthritis#causes2
Ds. Nguyễn Hạ Quyên