Giỏ hàng của bạn
Tê bì chân tay - Nguyên nhân và cách chữa trị

Tê bì chân tay - Nguyên nhân và cách chữa trị

16/11/2017 bình luận

Bệnh tê mỏi tay chân hiện nay khá phổ biến trong các bệnh về thần kinh, gặp ở nhiều đối tượng từ trẻ tới già. Nguyên nhân của bệnh tê bì chân tay có thể do hiện tượng sinh lý bình thường khi máu huyết kém lưu thông và tự hết nhưng nếu tê bì tay chân thường xuyên xảy ra thì bạn không nên chủ quan vì nó có thể là dấu hiệu nhiều chứng bệnh khác nhau như tê tay do hội chứng ống cổ tay, thoái hóa đốt sống lưng, cổ, thoát vị đĩa đệm, bệnh tiểu đường… Lúc này người bệnh cần tìm hiểu nguyên nhân và thăm khám sớm để có hướng điều trị kịp thời.

1. Nguyên nhân của tê bì chân tay


Ngoài những nguyên nhân như mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép khiến máu khó lưu thông như ngồi, đứng, ngủ sai tư thế, lao động nặng, ngồi máy tính liên tục, chạy xe nhiều giờ, đứng ngồi xổm một chỗ với một tư thế quá lâu, ảnh hưởng thời tiết hay chế độ ăn uống thiếu vitamin khoáng chất như calci, kali…gây lên tình trạng tê bì tay chân thì còn những nguyên nhân sau đây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mà bạn cần lưu ý nhé!

  • Bệnh viêm đa dây thần kinh, viêm đa rễ thần kinh
  • Do chèn ép dây thần kinh, gặp trong bệnh như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, chấn thương cột sống, viêm khớp…
  • Do bệnh rối loạn chuyển hóa như: đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu, xơ vữa động mạch, béo phì.
  • Nhiễm trùng: nhiễm phong, lao, thương hàn, nhiễm một số vi rút.
  • Nhiễm độc: kim loại nặng như chì, thủy ngân, đồng, các hóa chất sử dụng trong công nghiệp.

2. Biểu hiện tê bì chân tay


Thông thường, tê chân tay khởi phát rất nhẹ nhàng như tê các đầu ngón tay, cảm giác như châm chích, dị cảm, kiến bò, tê buồn, chuột rút, nhức mỏi chân tay rất khó chịu.

Càng về sau, mức độ tê đau càng tăng. Các ngón tay bị tê nhức, tê buốt nhiều hơn và đau lan dọc cánh tay, cẳng tay gây khó cử động và cầm nắm.

Những triệu chứng này có thể xuất hiện tương tự ở các ngón chân, bàn chân, cổ chân, cẳng chân, đùi, mông, vùng thắt lưng…

Ngoài ra, tùy theo nguyên nhân gây bệnh còn có các triệu chứng kèm theo như: đau vai gáy, đau thắt lưng do thoái hóa cột sống; đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng; biểu hiện ăn nhiều, uống nhiều, gày nhiều trong đái tháo đường; liệt vận động trong viêm đa dây thần kinh;…

3. Điều trị Tê bì chân tay


Đa số các trường hợp tê chân tay lặp lại nhiều lần, kéo dài  hoặc do bệnh lý, cần được điều trị sớm và kịp thời để tránh biến chứng xấu. Tùy vào nguyên nhân và mức độ cụ thể gây lên tình trạng tê bì chân tay mà các bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau.

     3.1 Điều trị căn nguyên:

Tùy theo căn nguyên gây bệnh mà lựa chọn cách điều trị:

  • Đái tháo đường: Kiểm soát đường huyết tốt
  • Rối loạn chuyển hóa Lipid máu: Kiểm soát lipid máu ở ngưỡng an toàn
  • Thoái hóa cột sống: Điều trị thoái hóa
  • Viêm khớp: Điều trị viêm khớp
  • Nhiễm độc: Điều trị nhiễm độc…
  • Thiếu vitamin, khoáng chất: Bổ sung vitamin, khoáng chất bằng đường uống theo chỉ định của bác sĩ, cải thiện chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất…

     3.2 Điều trị phương pháp tây y:

Sử dụng các loại thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs), phối hợp với paracetamol. Bổ sung các vitamin nhóm B đường uống hoặc đường tiêm… nhằm giảm triệu chứng, phục hồi và ngăn ngừa biến chứng.

     3.3 Phương pháp Đông Y:

Bằng cách sử dụng các bài thuốc dân gian lưu truyền như lá lốt, cây trinh nữ, ngải cứu… dùng để sắc uống hoặc đun nước ngâm chân, đắp trực tiếp có tác dụng tăng lưu thông máu, giảm sưng đau cải thiện dấu hiệu tê bì chân tay.

     3.4 Phương pháp Đông và tây y kết hợp:


Bên cạnh đó thị trường hiện nay còn bào chế ra nhiều sản phẩm dạng viên uống tiện lợi với thành phần kết hợp phương pháp đông và tây y đem lại hiệu quả nhanh chóng. Phải kể đến là sản phẩm Tê Bì Chi ALZ của Công Ty CP Dược VTYT Hải Dương sản xuất với thành phần Ginko biloba, vitamin B6, magie, thạnh thùng răng cưa, Billberry extract,…

Tác dụng sản phẩm Tê Bì Chi ALZ:

- Giúp hoạt huyết, thông huyết và bồi bổ thần kinh tăng cường dẫn máu tới các chi chân tay. Giúp làm giảm các triệu chứng chân tay tê nhức, tê mỏi.

- Giúp làm giảm các triệu chứng tê mỏi chân vùng vai gáy; các triệu chứng căng thẳng thần kinh chóng mặt mắt kém ù tai mất ngủ trí nhớ suy giảm lú lẫn (bệnh Alzheimer). 


Ds. Nguyễn Thị Phượng

Bình luận