Giỏ hàng của bạn
Trẻ Bị Nhiệt Miệng Nên Làm Gì?

Trẻ Bị Nhiệt Miệng Nên Làm Gì?

02/08/2021 bình luận

Nhiệt miệng thường xảy ra ở trẻ với vô vàn lí do khác nhau. Trẻ bị nhiệt miệng nên làm gì? Rất nhiều bậc cha mẹ tìm tòi đáp án cho câu hỏi này khi bé nhà mình không may mắc phải triệu chứng này. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có cách làm hiệu quả nhé!

1. Tại sao trẻ hay bị nhiệt miệng

Nhiệt miệng xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính nhưng chúng ta vẫn thường thấy phổ biến ở trẻ nhỏ. Tại sao ư? Có lẽ, đến nay vẫn chưa có một lý do rõ ràng cho bệnh này, chỉ biết nó xuất phát từ các tác nhân sau:

nhiet-mieng-nen-lam-gi

  • Chức năng miễn dịch bị suy yếu do căng thẳng, ăn uống thiếu chất, bệnh bật,.. điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm, nhiệt miệng.
  • Cọ sát bên ngoài làm tổn thương  niêm mạc: việc vô tình cắn trúng phải lớp da bên trong miệng, lưỡi hoặc những vết cọ xác do bàn chải đánh răng cũng khiến niêm mạc da ở trẻ tổn thương, dẫn đến nhiệt miệng.
  • Rối loạn bài tiết bên trong do dị ứng với thuốc và thực phẩm.
  • Nhiễm vi khuẩn, virut: một số loại vi khuẩn như: HSV, HHV, CMV, VZV là những thủ phạm gây nên chứng nhiệt miệng.
  • Thiếu hụt chất kém, sắt, vitamin C, B2, B3, B12 trong cơ thể lâu ngày sẽ khiến trẻ suy nhược và khiến nhiệt miệng xuất hiện ở trẻ.
  • Ăn nhiều thức ăn cay nóng cũng khiến gan bé nóng lên và dẫn đến các triệu chứng đi kèm, trong đó có nhiệt miệng.

2. Dấu hiệu trẻ bị nhiệt miệng

Các bố mẹ rất dễ phát hiện tình trạng nhiệt miệng ở bé nhưng ở thời điểm đầu cần quan sát kỹ mới để ý được nếu đó là những vết loét xuất hiện ở vùng ẩn bên trong khoang miệng. Khi mắc phải triệu chứng này bé hay quấy khóc, bỏ ăn. Ngoài ra, một số dấu hiệu đi kèm khi trẻ bị nhiệt miệng như:

nhiet-mieng-nen-lam-gi

+ Miệng chảy nhiều nước dãi

+ Trong niêm mạc xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to, màu trắng hoặc ngà.

+ Trẻ có thể bị sốt đột ngột

+ Bé quấy rối, bỏ ăn

+ Nếu bị nặng có thể gây sốt, nổi hạch. 

3. Cách trị nhiệt miệng cho trẻ tại nhà

Bệnh nhiệt miệng ở trẻ cũng khá lành tính và không lây nhiễm, có thể chữa khỏi tại nhà bằng một số biện pháp thông thường như:

  • Cho trẻ uống đủ lượng nước mỗi ngày và có thể uống nhiều hơn so với ngày thường
  • Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, chất xơ, bổ sung vitamin bằng các loại trái cây, nước ép như: cam, nước chanh, nước rau má giúp giải nhiệt, thanh mát.
  • Uống nước trà xanh: hoạt chất kháng oxy hóa trong trà xanh có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi.

nhiet-mieng-nen-lam-gi

  • Ăn sữa chua: sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn vừa giúp bé chống lại các vi khuẩn nhiệt miệng vừa giúp nâng cao sức đề kháng cho bé. Sữa chua còn có tính mát, bé có thể ngậm sữa chua trong miệng giúp làm mát vết loét nhiệt miệng.
  • Nha đam: chất nhựa từ lá nha đam giúp chống vi khuẩn, giảm đau, làm dịu niêm mạc. Bố mẹ có thể dùng nhựa nha đam bôi đều lên vùng loét nhiệt miệng của con hoặc có thể dùng nhựa nha đam pha với nước loãng và vệ sinh miệng 3-4 lần/ngày giúp cải thiện nhiệt miệng.

nhiet-mieng-nen-lam-gi

  • Bôi mật ong lên vùng nhiệt miệng cho bé: mật ong có đặc tính chống vi khuẩn tuyệt vời nên bạn vẫn có thể dùng chúng bôi 3-4 lần/ngày lên vùng lở loét.
  • Nên cho bé súc miệng, ngậm nước muối ấm pha loãng mỗi ngày: dùng nước muối ấm pha loãng để súc miệng khoảng 4 lần/ ngày giúp những vết lở lành hẳn sau vài ngày.
  • Hạn chế cho bé ăn đồ cay, có tính nóng và nên ăn nhạt: các món ăn có vị cay khiến ảnh hưởng đến gan và làm nóng cơ thể, nếu đang trong lúc bị nhiệt miệng mà bé ăn đồ cay sẽ làm đau rát vết loét và kéo dài thêm tình trạng bệnh.
  • Không cho bé ăn đá lạnh, đồ lạnh

Cho bé uống THEMAZ COLA ORIGINAL để cải thiện cơn nhiệt miệng nhanh chóng. Đây là sản phẩm vừa làm thanh nhiệt vừa giải độc gan duy nhất trên thị trường được nhiều phụ huynh lựa chọn cho bé. Trẻ em từ 2 tuổi trở lên có thể sử dụng sản phẩm.

Với các thành phần thảo dược thiên nhiên nên bố mẹ yên tâm về tính an toàn và dễ sử dụng  như: kế sữa, cam thảo, cao rễ cỏ tranh, rau má, ké đầu ngựa,...

Cách dùng:

Hòa tan trong nước rồi uống, ngon hơn khi uống lạnh. Uống sau khi ăn.

  • Trẻ em từ 2-4 tuổi: uống 1 gói/ngày
  • Trẻ em trên 4 tuổi: uống 1-2 gói/ngày
  • Người lớn: uống 3-4 gói/ngày.

+ Thích hợp cho các đối tượng:

  • Trẻ em bị rôm sẩy, dị ứng, mề đay
  • Người bị mụn nhọt, mẩn ngứa
  • Suy giảm chức năng gan do uống nhiều bia rượu. Tốt cho người nhậu nhiều hay bị nhức đầu.

Bạn có thể tham khảo thông tin sản phẩm và đặt mua tại:

Website: https://www.tamduocstore.com.vn/

Fanpage: http://www.facebook.com/tamduocstore/

Thương mại điện tử: Lazada, Sendo, Shopee, Tiki… hoặc mua tại các đại lý nhà thuốc trên toàn quốc.

Trẻ bị nhiệt miệng nên làm gì? Với những cách làm vừa hướng dẫn trên đảm bảo sẽ cho bé thoải mái, sớm vượt qua bệnh nhiệt miệng. Nếu cần tư vấn thêm, bạn cứ việc nhấc máy liên hệ cùng chúng tôi qua Hotline: 0798 16 16 16 – 0708 18 66 60 - 0828 88 16 16   để được hỗ trợ miễn phí!

 

Bình luận