Giỏ hàng của bạn
Nguyên Nhân Gây Viêm Loét Dạ Dày Ở Trẻ Em

Nguyên Nhân Gây Viêm Loét Dạ Dày Ở Trẻ Em

16/03/2022 bình luận

Trẻ em là đối tượng tưởng chừng như chẳng bao giờ mắc phải các bệnh lý về dạ dày, nhưng thực tế ngày nay tỷ lệ trẻ bị viêm loét dạ dày khá tương đối. Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày ở trẻ em từ đâu? Và dấu hiệu cảnh báo trẻ bị viêm loét dạ dày là gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày ở trẻ em

Tình trạng viêm loét dạ dày có thể xảy ra ở trẻ em và người lớn, nhưng trẻ em thường có mức độ nguy hiểm cao hơn do sức đề kháng của trẻ còn yếu. Nếu tình trạng bệnh xuất hiện ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ dưới 7 tuổi thì có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến thể chất và tinh thần của trẻ, thậm chí gây suy dinh dưỡng cho bé. Rất nhiều phụ huynh nghĩ rằng, trẻ em là đối tượng rất hiếm mắc bệnh viêm loét dạ dày, vì trẻ còn nhỏ, luôn được chăm sóc tốt về việc ăn uống. Điều này đúng, nhưng trong một số trường hợp vì lý do vô tình nào đó mà bố mẹ bỏ qua, khiến viêm loét dạ dày được dịp tấn công trẻ.

nguyen-nhan-gay-viem-loet-da-day-o-tre-em

Cụ thể, nguyên nhân gây viêm loét dạ dày ở trẻ em được xác định do 2 nhóm nguyên nhân: nhóm nguyên phát và nhóm thứ phát. Nhưng chủ yếu bệnh có liên quan đến nguyên nhân nguyên phát do sự sản sinh quá mức của vi khuẩn HP bên trong dạ dày.

Nguyên nhân nguyên phát

Đây là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày ở trẻ em do sự tấn công của vi khuẩn HP. Loại vi khuẩn này có thể kí sinh ở niêm mạc dạ dày trong môi trường acid và có thể sinh sống rất lâu tại đây. Khi bị nhiễm khuẩn HP, chúng sẽ tiết ra các enzyme urease và các chất gây độc khác để phá hủy lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Đồng thời, ức chế khả năng sản sinh ra các chất nhầy để bảo vệ niêm mạc. Từ đó khiến dạ dày ngày càng suy yếu, vi khuẩn ngày càng sản sinh quá mức cùng với sự tác động của các acid dịch vị khiến niêm mạc ngày càng bào mòn và hình thành các vết viêm loét tại đây.

nguyen-nhan-gay-viem-loet-da-day-o-tre-em

Nguyên nhân thứ phát

Nhóm nguyên nhân thứ phát gây viêm loét dạ dày ở trẻ em đến từ thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu khoa học, lành mạnh. Cụ thể:

+ Ăn uống kém vệ sinh

Sử dụng các thức ăn ôi thiu, đồ ăn chế biến sẵn, các món ăn chế biến không đảm bảo vệ sinh chính là nguyên nhân làm đau bụng và xuất hiện vi khuẩn HP làm tổn thương dạ dày.

nguyen-nhan-gay-viem-loet-da-day-o-tre-em

+ Ăn các món gây kích thích niêm mạc dạ dày

Thường xuyên ăn đồ khô cứng, đồ cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, nước ngọt có gas, thức uống chứa cồn sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém. Đồng thời, thức ăn tồn đọng lâu gây viêm nhiễm và hình thành các vết loét.

+ Lạm dụng thuốc Tây quá mức

Khi bé bị cảm sốt, các mẹ thường cho bé dùng thuốc Tây một cách vô tội vạ, lạm dụng thuốc là nguyên nhân làm thay đổi acid dạ dày, dẫn đến hình thành các ổ viêm loét

+ Căng thẳng, stress kéo dài

Áp lực trong việc học hành, tâm lý có thể khiến cho acid dạ dày tiết ra nhiều hơn và dần bào mòn lớp niêm mạc dạ dày.

+ Yếu tố di truyền

Một số nghiên cứu cho thấy, nếu cha mẹ có tiền sử mắc các bệnh dạ dày thì con cái cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.

nguyen-nhan-gay-viem-loet-da-day-o-tre-em

2. Chế độ ăn cho trẻ bị viêm loét dạ dày

Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo vệ sinh là biện pháp ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày. Chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe cho người bệnh. Như vậy, bố mẹ cần lưu ý chế độ ăn cho trẻ bị viêm loét dạ dày như sau:

+ Nên cho bé ăn các loại chất béo từ cá, các protein từ thịt, các loại thức ăn chứa nhiều kẽm để giúp vết thương nhanh lành.

+ Bổ sung vitamin thông qua các loại rau củ quả, sử dụng các loại rau xanh mềm, lá non vào thực đơn ăn của bé.

+ Đối với trẻ đang bú sữa mẹ thì nên chia thành nhiều lần bú trong ngày, không để trẻ bú sữa quá no.

+ Không nên cho trẻ ăn các thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao, nhiều mỡ động vật, khó tiêu hóa.

+ Không nên cho trẻ ăn thức ăn cứng, thức ăn gây tăng tiết axit dạ dày, thức ăn gây chướng bụng.

nguyen-nhan-gay-viem-loet-da-day-o-tre-em

+ Hạn chế các loại thức uống có gas, đồ ăn sẵn và đồ ăn đóng hộp cho trẻ.

+ Khi chế biến món ăn, mẹ nên thái nhỏ, đảm bảo nấu chín và mềm. Mẹ có thể chế biến bằng cách om, hấp, luộc để giúp trẻ dễ tiêu hóa hơn so với các món ăn rán, chiên, xào,..

+ Nên hướng dẫn trẻ ăn chậm nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa chơi.

+ Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ, khoảng cách giữa các bữa ăn trong ngày không quá dài để dạ dày luôn có thức ăn để trung hòa acid dịch vị, giảm đau. Không được để cho trẻ bụng đói.

+ Không nên chế biến thức ăn quá đặc hoặc quá lỏng, hãy chế biến món ăn vừa phải để bé hấp thụ dễ dàng.

+ Đồ ăn không quá nóng hoặc quá lạnh vì sẽ làm dạ dày co bóp mạnh hơn và gây đau.

+ Đảm bảo chế độ ăn uống điều độ, không bỏ bữa, không nhịn đói.

+ Đảm bảo một chế độ ăn uống hợp vệ sinh cho trẻ.

+ Có thể cho trẻ ăn bổ sung 2 – 3 bữa ăn phụ giữa các bữa chính.

nguyen-nhan-gay-viem-loet-da-day-o-tre-em

3. Cách phòng bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em

Để phòng bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em, ngừa bệnh tái phát và các biến chứng xấu về sức khỏe, bố mẹ nên:

+ Vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày cho trẻ, rèn luyện thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

+ Không để trẻ sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.

+ Cho trẻ ăn chín, uống sôi, tránh để bé chơi ở nơi có nguồn nước bẩn.

+ Khuyến khích trẻ tập thể dục nâng cao sức đề kháng mỗi ngày.

+ Cho trẻ thư giãn, nghỉ ngơi, học tập và vui chơi hợp lý.

+ Tiêm ngừa, khám sức khỏe định kỳ cho trẻ để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

nguyen-nhan-gay-viem-loet-da-day-o-tre-em

Bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em có mức độ nguy hiểm hơn so với người trưởng thành do sức đề kháng của trẻ còn non yếu. Do đó, khi bố mẹ phát hiện con có biểu hiện bệnh thì nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám, điều trị ngay. Đồng thời, bố mẹ cần chú ý chăm sóc con kỹ lưỡng hơn để phòng và cải thiện bệnh tích cực. Hi vọng nội dung bài viết đã cung cấp đến độc giả thông tin bổ ích. Nếu cần tư vấn, bạn hãy liên hệ qua Hotline: 0798 16 16 16 – 0708 18 66 60 – 0828 88 16 16  để được hỗ trợ miễn phí!

Bình luận