Giỏ hàng của bạn
Cẩn Thận Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Ở Trẻ Sơ Sinh

Cẩn Thận Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Ở Trẻ Sơ Sinh

16/03/2022 bình luận

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh không giống như ở người lớn. Đó có thể là những cơn trào ngược do sinh lý hoặc bệnh lý, có thể do mẹ cho bé ăn uống sai cách. Tình trạng biểu hiện ở mỗi trẻ khác nhau và phụ thuộc vào độ tuổi. Mẹ cần có kiến thức để nhận định đúng hơn về bệnh.

1. Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh xảy ra khi thức ăn trào ngược từ dạ dày vào thực quản. Đó là các chất như: thức ăn, sữa, dịch dạ dày, muối mật. Tình trạng này hay xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi, sẽ giảm dần khi trẻ lớn và hiếm khi nghiêm trọng. Nhưng nếu cơn trào ngược vẫn tiếp diễn ở trẻ trên 18 tháng tuổi thì là vấn đề cần lưu tâm.

trao-nguoc-da-day-thuc-quan-o-tre-so-sinh

Các yếu tố gây nên trào ngược dạ dày ở trẻ, bao gồm:

+ Lượng thức ăn hấp thụ quá nhiều khiến dạ dày trẻ căng giãn quá mức.

+ Khoảng cách giữa các cử ăn quá gần, thức ăn chưa tiêu hóa hết.

+ Chế độ ăn hoàn toàn lỏng.

+ Trẻ nằm nhiều sau khi ăn nên thức ăn ứ lại dạ dày quá lâu, gây trào ngược.

Dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh:

+ Thường xuyên bị nôn trớ

+ Khó chịu

+ Tăng cân chậm

+ Ho kéo dài

+ Biếng ăn

+ Ợ chua

+ Đau bụng

+ Cảm thấy nóng ran ở ngực

+ Khó nuốt

Đặc biệt, khi trẻ có các triệu chứng dưới đây thì ngay lập tức cần tìm đến sự chăm sóc y tế:

+ Nôn mửa nghiêm trọng, nôn ra máu hoặc các chất dịch màu vàng tươi.

+ Tăng đáng kể kích thước bụng

+ Sốt

+ Khó thở

+ Có xuất hiện máu ở trong phân

Bạn cần cẩn thận với chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh, bởi nó có thể gây ra một số ảnh hưởng nghiêm trọng như:

+ Làm mỏng và bào mòn niêm mạc thực quản.

+ Hẹp môn vị.

+ Không dung nạp được thự phẩm, nhất là các thực phẩm giàu protein.

+ Viêm thực quản bạch cầu ưu toan.

+ Túi thừa Meckel gây ứ đọng thức ăn.

+ Hệ hô hấp bị ảnh hưởng: trẻ dễ bị ho khò khè kéo dài, khàn tiếng, hen suyễn.

+ Trào ngược dạ dày còn làm trẻ sụt cân, suy dinh dưỡng, chậm lớn

Vậy nên, bố mẹ cần chú ý đến các biểu hiện bệnh của trẻ và nên đưa ra giải pháp chăm sóc phù hợp, tốt nhất nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ.

trao-nguoc-da-day-thuc-quan-o-tre-so-sinh

2. Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh chăm sóc thế nào?

Chăm sóc trào ngược dạ dày ở trẻ em thế nào cho đúng? Trước tiên, bố mẹ cần phân biệt được trẻ đang mắc trào ngược sinh lý hay trào ngược bệnh lý. Để từ đó, giải pháp đưa ra sẽ phù hợp cho từng tình trạng.

 Đối với trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản sinh lý:

Hiện tượng này chỉ là nhất thời và sẽ tự khỏi theo thời gian. Bố mẹ chỉ cần lưu ý và biết đúng cách chăm sóc sẽ giúp làm giảm các triệu chứng và giúp bé dễ chịu ngay.

Với trẻ bú sữa mẹ trực tiếp: nên cho bé bú vú bên trái trước, sau đó mẹ chuyển bé bú vú bên phải. Vì lúc này, dạ dày của bé đã nhiều sữa, bé nên được nằm nghiêng bên trái để sữa dễ dàng đi xuống, không gây trào ngược.

trao-nguoc-da-day-thuc-quan-o-tre-so-sinh

Với trẻ bú bình: khi cho trẻ bú, bố mẹ nên đặt bình sao cho đầu núm vú của bình luôn đầy sữa. Không nên cho bé bú lúc bé đang quấy khóc. Khi trẻ bú xong, nên bế trẻ lên theo tư thế thẳng trong khoảng 15 – 20 phút.

+ Cha mẹ cho bé ợ hơi bằng cách đặt ngực bé áp vào một bên ngực mẹ, mặt bé kê lên vai mẹ rồi vỗ nhẹ lưng của bé. Sau đó, nhẹ nhàng đặt bé nằm nghiêng phía bên trái, kê gối hơi cao.

+ Hạn chế cho bé bú nằm vì dễ sặc sữa. Không nên đưa trẻ lên cao sau khi bú vì dễ gây trào ngược.

+ Mẹ nên chia nhỏ lượng sữa, thức ăn thành nhiều lần. Không nên ép trẻ bú nhiều, ăn nhiều.

+ Thời gian tối tiểu giữa 2 lần bú của trẻ là 2 giờ và tối đa là 4 – 5 giờ.

trao-nguoc-da-day-thuc-quan-o-tre-so-sinh

Đối với trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý:

Cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ nếu các phương pháp điều trị tại nhà không làm giảm triệu chứng bệnh ở trẻ. Đồng thời, trẻ sẽ được chỉ định việc dùng thuốc phù hợp. Nếu thực sự là trường hợp bệnh nguy hiểm thì các bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp phẫu thuật.

trao-nguoc-da-day-thuc-quan-o-tre-so-sinh

Rõ ràng, trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh là hiện tượng rất phổ biến ở hầu hết các trẻ. Nhưng việc nhận định đúng bản chất bệnh là vô cùng quan trọng để các mẹ có giải pháp xử lý kịp thời, hợp lý. Sẽ không vấn đề gì nếu đó là cơn trào ngược sinh lý, nhưng sẽ là vấn đề gấp cần can thiệp y khoa nếu bé trào ngược dạ dày do bệnh lý. Hi vọng nội dung bài viết đã mang đến cho độc giả thêm nguồn kiến thức bổ ích. Nếu cần tư vấn, bạn hãy liên hệ qua Hotline: 0798 16 16 16 – 0708 18 66 60 – 0828 88 16 16  để được hỗ trợ miễn phí!

 

 

Bình luận