Giỏ hàng của bạn
Trẻ biếng ăn: Biểu hiện, hậu quả và biên pháp khắc phục

Trẻ biếng ăn: Biểu hiện, hậu quả và biên pháp khắc phục

14/08/2017 bình luận

Với những bậc làm cha mẹ, việc con nhỏ biếng ăn gần như là mối bận tâm thường trực. Bởi chúng ta đều hiểu, dinh dưỡng vô cùng quan trọng để giúp trẻ phát triển về thể chất và trí tuệ.

Tình trạng trẻ biếng ăn xảy ra vì nhiều nguyên nhân, từ việc trẻ vô tình “bị” ép ăn quá nhiều nhưng lại ít vận động, cũng có thể do những yếu tố tâm lý, bệnh lý hoặc tác dụng phụ của một vài loại thuốc. Do đó, hãy xác định rõ ràng nguyên nhân nhằm đưa ra hướng giải quyết chính xác nhất.

1. Biểu hiện thường thấy ở trẻ biếng ăn

Ảnh minh hoạ

Các dấu hiệu biếng ăn ở trẻ thể hiện khá rõ rệt, chẳng hạn như bé nhà bạn lẫn tránh việc ăn uống, làm đổ thức ăn hoặc cáu kỉnh, khó chịu hay quấy khóc vào giờ ăn.

Một đứa trẻ có vẻ chán ăn vì rất nhiều lý do có thể là hệ tiêu hoá của bé chưa hoàn thiện, bé đang vào thời kỳ mọc răng, đang bệnh lý có nhiễm trùng, dị ứng hoặc không sẵn sàng thử một loại thực phẩm mới.

Tuy nhiên, nếu trẻ vẫn duy trì đà phát triển về cân nặng và chiều cao như bình thường, bạn cũng không cần quá lo lắng.

2. Hậu quả của việc trẻ biếng ăn

Biếng ăn có thể làm suy giảm sức đề kháng ở trẻ nhỏ

Trẻ biếng ăn sẽ dẫn tới nhiều hậu quả, tuy nhiên trong đó có 3 yếu tố cơ bản nhất gồm:

     2.1 Thiếu hụt dinh dưỡng:

Thức ăn chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Những nhóm thực phẩm khác nhau sẽ chứa nguồn dinh dưỡng khác nhau, chẳng hạn như trong sữa có nhiều calcium, rau xanh lại chứa nhiều sắt và thịt – trứng lại giàu protein.

Nếu trẻ từ chối một nhóm thực phẩm nào đó, điều này sẽ đồng nghĩa với việc sẽ sẽ thiếu hụt nguồn dinh dưỡng tương ứng. Cụ thể là nếu trẻ không ăn rau quả trong thời gian dài sẽ dẫn đến thiếu hụt vitamin (như vitamin A, vitamin K…) và khoáng chất. Do đó, điều quan trọng là phải bảo đảm được sự cân bằng và đa dạng về các loại thực phẩm trong chế độ ăn của trẻ.

     2.2 Thói quen ăn uống nghèo nàn.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi thơ ấu là khoảng thời gian tốt nhất để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh. Bởi đây là thời điểm trẻ phát triển về sở thích. Chán ăn trong giai đoạn này có thể làm cho trẻ phát triển những thói quen xấu trong việc ăn uống sau này như tránh ăn rau, trái cây, cá…

     2.3 Giảm sức đề kháng.

Dinh dưỡng liên quan trực tiếp đến chức năng miễn dịch của cơ thể. Suy dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin & khoáng chất sẽ làm giảm khả năng đề kháng của trẻ trước những bệnh nhiễm trùng. Trong khi đó, những vitamin và khoáng chất tự nhiên lại được tìm thấy rất nhiều trong trái cây, rau củ và thịt.

Một nghiên cứu lâm sàng cho thấy, nếu trẻ thiếu hụt kẽm kéo dài sẽ làm giảm sức đề kháng, gây tiêu chảy và nhiễm trùng đường hô hấp. Việc bổ sung kẽm có thể giúp cải thiện hệ miễn dịch ở những trẻ suy dinh dưỡng nặng.

3. Những phương pháp giúp cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ

Ảnh minh hoạ

Dưới đây là một số mẹo giúp cải thiện chứng biếng ăn cho con bạn:

     3.1 Tăng cảm giác thân thuộc với loại thực phẩm mới.

Nếu lúc đầu bạn không thành công trong việc giới thiệu loại thức ăn mới, đừng vội vàng bỏ cuộc. Hãy thử lại, thử lại và thử lại vài lần sau đó. Khi trẻ tiếp xúc nhiều lần, chúng có thể bắt đầu quen với hương vị mới và dần cảm thấy thích thú.

     3.2 Vui đùa với thực phẩm.

Các chuyên gia dinh dưỡng học khuyến khích nên để trẻ mẫu giáo vui chơi với thực phầm bằng cách để các bé cùng tham gia chế biến thức ăn hoặc tạo hình các món ăn như việc nặn bánh cookies.

     3.3 Không bao giờ ép buộc trẻ phải ăn.

Con bạn sẽ tự động ăn khi bé cảm thấy đói, do đó không nên ép buộc bé vì dễ dẫn đến tâm lý nặng nề và sợ hãi mỗi khi trẻ đến giờ ăn.

     3.4 Theo dõi nhu cầu của trẻ.

Hầu hết trẻ bắt đầu thử ăn thức ăn đặc hơn khi được 4 – 6 tháng, đôi khi có thể sớm/ trễ hơn một chút. Khi bé được 9 tháng, lúc này có thể bé thích tự ăn, bạn có thể trộn đều các loại thực phẩm và để con tự quyết định mình muốn ăn gì.

Thực tế, khi trẻ khoảng 1 tuổi, sự tăng trưởng có xu hướng chậm lại. Vì vậy, chán ăn có thể xuất hiện trong giai đoạn này. Bạn chỉ cần kiên nhẫn và chờ đợi sự phát triển và tăng trưởng ở những giai đoạn tiếp theo.

     3.5 Hỗ trợ hệ tiêu hóa cho trẻ

Trẻ nhỏ hệ tiêu hóa rất non nớt dễ bị tổn thương bởi các tác động khác nhau như thay đổi chế độ dinh dưỡng giữa các giai đoạn, vấn đề vệ sinh thực phẩm, khi trẻ sử dụng thuốc chữa bệnh…. khiến cho cơ thể mệt mỏi, hệ tiêu hóa hấp thu kém dẫn đến rối loạn, làm trẻ biếng ăn lười ăn. Từ đó sức đề kháng của bé sẽ suy giảm và dễ ốm vặt.

Để giúp hệ tiêu hóa của bé được khỏe mạnh các bậc phụ huynh nên bổ sung cho bé các vi khuẩn có ích từ loại men vi sinh có trong sữa chua hoặc các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng.

Hiểu được nỗi lòng của các bậc phụ huynh nên Siro Yến Sào Calci Max Gold đã ra đời với những thành phần dinh dưỡng như canxi, yến sào, Vitamin B3, K2 giúp bé ăn ngon miệng, tăng cường hấp thu dưỡng chất, nâng cao sức khỏe, chiều cao và câng nặng. Sản phẩm được điều chế theo tiêu chuẩn Châu Âu, dạng siro thơm ngon dễ uống ăn toàn phù hợp với trẻ nhỏ.


Tìm hiểu thêm về Siro Yến Sào Calci Max Gold


THAM KHẢO:

  1. http://www.webmd.com/parenting/baby/picky-eater
  2. http://pickyeating.com.sg/pickyeaters/consequences
  3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4422022/

CON CAO KHỎE - GIA ĐÌNH VUI TẾT

Từ: 05/12/2018 - 30/01/2019

Gọi ngay hotline  0798 161616 để được tư vấn miễn phí và đặt hàng, giao hàng thu tiền tận nhà trên toàn quốc nhanh chóng- chuyên nghiêp.

Còn chần chờ gì mà không đến với Tamduocstore.com.vn để rinh ngay cho mình món Quà Tết 2019 – Món quà sức khỏe và hạnh phúc dành tặng cha mẹ, ông bà và gia đình thân yêu. Lại còn nhận ngay cho mình món quà xuân thiết thực xinh xắn nữa nhé!

Chúc quý khách hàng của Tâm Dược Store luôn sức khỏe dồi dào- an vui và hạnh phúc !


Bình luận